14 Lợi ích sức khoẻ của lựu sẽ bạn ngạc nhiên

Ăn quả lựu có tác dụng gì? Cùng xem 14 lợi ích sức khỏe của lựu dưới đây có khiến bạn muốn thêm lựu vào thực đơn ăn uống lành mạnh không nhé!

Từ trẻ em đến người lớn tuổi đều thích ăn lựu vì chúng chứa hàng trăm hạt mọng nước rất giòn và ngon ngọt. Nói về tác dụng của quả lựu thì khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng loại quả này có vô số lợi ích sức khỏe. Ăn quả lựu có tác dụng gì? Mời bạn cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu.

Giá trị dinh dưỡng của quả lựu

Ăn quả lựu có tốt không? Lựu ít calo và chất béo nhưng lại giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chúng còn chứa nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Trong một quả lựu kích thước trung bình (nặng khoảng 282g) có chứa:

• Lượng calo: 234
• Chất đạm: 4,7g
• Chất béo: 3,3g
• Carbohydrate: 52g
• Đường: 38,6g
• Chất xơ: 11,3g
• Canxi: 28,2mg, hoặc 2% DV*
• Sắt: 0,85mg, hoặc 5% DV
• Magiê: 33,8mg, hoặc 8% DV
• Phốt pho: 102mg, hoặc 8% DV
• Kali: 666mg, hoặc 13% DV
• Vitamin C: 28,8mg, hoặc 32% DV
• Folate (vitamin B9): 107 mcg hoặc 27% DV

*DV – Daily value: Giá trị hàng ngày

Những chất dinh dưỡng này tập trung ở hạt lựu, là phần bạn có thể ăn được. Vậy nên bạn đừng ngại tốn chút công sức để lấy hết hạt ra khỏi vỏ và thưởng thức. Hơn nữa, ăn cả quả sẽ cung cấp nhiều chất xơ và vitamin C hơn là uống nước ép lựu đấy.

Ăn quả lựu có tác dụng gì?

tác dụng của quả lựu
Ảnh: Onder Ortel/Unsplash

1. Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Lựu rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất polyphenolic (có trong màu đỏ rực rỡ của hạt) có thể giúp bạn khỏe mạnh và chống lại các căn bệnh mãn tính khác nhau.

Đặc biệt, chất chống oxy hóa của lựu nhiều gấp 3 lần so với rượu vang đỏ và trà xanh. Các hợp chất bao gồm punicalagin, anthocyanin và tanin trong quả lựu được xem là có tác dụng sinh học mạnh mẽ cho cơ thể.

2. Công dụng của quả lựu giúp chống viêm hiệu quả

Viêm ngắn hạn là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng và tổn thương. Tuy nhiên, viêm mãn tính có thể gây ra nhiều căn bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường loại 2, ung thư và bệnh Alzheimer.

Công dụng của quả lựu giúp chống viêm hiệu quả
Ảnh: Mockup Graphics/Unsplash

Ăn lựu có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm mãn tính liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Đó là do quả lựu có chứa hợp chất punicalagin chống viêm nhiễm rất tốt. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng uống nước ép lựu cũng góp phần làm giảm các triệu chứng viêm trong cơ thể.

3. Tác dụng của quả lựu trong phòng chống ung thư

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa và flavonoid. Cả hai đều được biết là có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây ung thư.

Trong một số nghiên cứu, lựu cho thấy có khả năng hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ruột kết. Ngoài ra, các nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật đã chỉ ra rằng lựu giúp làm chậm sự phát triển của khối u trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư gan.

4. Lợi ích cho sức khỏe tim mạch

lựu có lợi cho sức khỏe tim mạchĂn quả lựu có tốt không? Có nhiều bằng chứng cho thấy các loại trái cây giàu hợp chất polyphenolic, chẳng hạn như lựu, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng chiết xuất quả lựu có thể làm giảm viêm trong động mạch, giảm huyết áp và chống lại sự tích tụ của cholesterol và chất béo. Chúng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau tim và đột quỵ.

5. Công dụng của quả lựu có thể hạ huyết áp

Tăng huyết áp sẽ dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Một đánh giá toàn diện cho thấy uống nước ép lựu hàng ngày cũng giúp giảm huyết áp tâm thu. Vậy nên bạn hãy bổ sung nước ép lựu vào thực đơn ăn uống để mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

6. Ăn quả lựu có tác dụng gì? Kiểm soát bệnh tiểu đường

Ăn quả lựu có tác dụng gì? Kiểm soát bệnh tiểu đườngCác nghiên cứu ban đầu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bắt đầu uống nước ép lựu đã có sự cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm lượng đường trong máu. Lựu cũng giúp những người không mắc bệnh tiểu đường duy trì cân nặng hợp lý.

7. Hỗ trợ sức khỏe tiết niệu

Các nghiên cứu trên ống nghiệm và con người đã phát hiện chiết xuất quả lựu có thể giúp giảm sự hình thành sỏi thận, nhờ vào đặc tính chống oxy hóa của nó. Cụ thể hơn, công dụng của quả lựu là điều chỉnh nồng độ oxalat, canxi và phốt phát trong máu – là nguyên nhân dễ dẫn đến sỏi thận.

8. Đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ

Đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ
Ảnh: Li Fuyu/Unsplash

Lựu có chứa các hợp chất giúp chống lại vi khuẩn, nấm có hại, đặc biệt là vi trùng trong miệng có thể gây hôi miệng và sâu răng.

Hợp chất từ ​​quả lựu cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn Listeria monocytogenes. Đây là một loại vi khuẩn sống trong môi trường ẩm ướt, gây bệnh nặng nếu ăn phải.

9. Tăng cường hiệu suất trong tập luyện

Các polyphenol trong lựu có thể tăng cường sức bền và cải thiện quá trình phục hồi cơ bắp khi tập thể dục. Chúng còn giúp giảm đau nhức do tập luyện quá sức gây ra.

Một nghiên cứu thấy uống 1g chiết xuất từ ​​quả lựu 30 phút trước khi tập thể dục giúp tăng cường lưu lượng máu, kéo dài thời gian tập luyện và giảm mệt mỏi đáng kể.

10. Tác dụng của quả lựu đối với da

Tác dụng của quả lựu đối với daQuả lựu chứa nhiều vitamin C. Vitamin này chống lão hóa bằng cách ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm đồi mồi và nếp nhăn trên da. Ngoài ra, vitamin C cũng góp phần chống lại vi khuẩn và nấm trên da, hạn chế mụn trứng cá và bệnh chàm da.

11. Uống nước ép lựu tốt cho não

Uống nước ép lựu tốt cho nãoUống 1 ly nước ép lựu mỗi ngày có thể cải thiện khả năng học tập và tăng cường trí nhớ.

Lựu có chứa các hợp chất gọi là ellagitannin, hoạt động như chất chống oxy hóa và giảm viêm trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ellagitannin có thể bảo vệ não khỏi nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Ellagitannin giảm tổn thương oxy hóa và tăng khả năng sống sót của tế bào não.

12. Giảm rối loạn cương dương và tăng ham muốn tình dục

Công dụng của quả lựu đó là làm tăng mức độ testosterone ở nam và nữ. Đây là một trong những hormone chính tác động đến ham muốn tình dục.

Giảm rối loạn cương dương và tăng ham muốn tình dục
Ảnh: Priyanka Singh/Unsplash

Tổn thương oxy hóa chính là nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tinh trùng và giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nước ép lựu đã được chứng minh là giúp tăng lưu lượng máu và phản ứng cương dương, giảm tổn thương oxy hóa trong nhau thai.

13. Ăn quả lựu có tác dụng gì? Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng lựu có thể làm tăng cường sự hiện diện của vi khuẩn có lợi cho đường ruột như bifidobacterium và lactobacillus. Chúng giúp cho đường ruột khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, hạt lựu rất giàu chất xơ, cung cấp khoảng 3,5g trên 1/2 cốc hạt (khoảng 87g). Chất xơ cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Chất xơ cũng bảo vệ bạn khỏi nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, ung thư ruột kết, bệnh trào ngược dạ dày thực quản…

14. Ăn quả lựu có tốt không? Chống viêm khớp và đau khớp hiệu quả

Ăn quả lựu có tốt không? Chống viêm khớp và đau khớp hiệu quả
Ảnh: Pixabay

Viêm khớp là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Người ta đã tìm thấy các hợp chất thực vật trong quả lựu có tác dụng chống viêm. Do đó lựu có thể giúp điều trị viêm khớp.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy rằng chiết xuất từ ​​quả lựu có thể ngăn chặn các enzyme gây tổn thương khớp ở những người bị viêm xương khớp.

Lưu ý quan trọng khi ăn lựu

Lưu ý quan trọng khi ăn lựu
Ảnh: Pixabay

Mặc dù lựu là loại trái cây an toàn để ăn, nhưng một số người có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Phản ứng dị ứng với lựu rất hiếm, nhưng có thể xảy ra. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thực vật, hãy tự kiểm tra các triệu chứng của phản ứng dị ứng khi ăn lựu.

Tác dụng của quả lựu đã được kiểm chứng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng lựu lại có phản ứng với một số loại thuốc và dược phẩm khiến chúng giảm tác dụng. Bạn nên hạn chế ăn loại quả này khi đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao, Crestor (điều trị bệnh lý rối loạn lipid máu)…

Quả lựu chín và ngọt bao giờ cũng có vị thơm ngon hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng. Thế nhưng bạn đã biết cách nhận biết quả lựu chín? Nếu vỏ lựu màu vàng cam và hơi tối màu, đôi khi xuất hiện mảng màu đỏ hoặc nâu rám thì chứng tỏ là lựu đã chín, hạt mẩy nở, mọng nước. Ngoài ra, nhìn vào đài hoa của trái hơi khô và sẫm màu thì đó là lựu chín đấy.

Lựu là loại trái cây giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Nếu bạn đã biết ăn quả lựu có tác dụng gì thì hãy bổ sung ngay vào chế độ ăn uống của mình. Bạn có thể trộn chúng vào món salad, sữa chua hoặc sinh tố để tăng thêm vị hấp dẫn cho món ăn.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TIN NỔI BẬT