184 năm thương hiệu thời trang Hermès

Khởi điểm là một công ty chuyên sản xuất yên ngựa nhưng sau 184 năm, Hermès đã dần chuyển mình trở thành một thương hiệu thời trang danh tiếng với di sản đáng ngưỡng mộ. Trong đó, những chiếc túi Hermès Birkin có thể được xem là biểu tượng và niềm khao khát của mọi quý cô. Nhưng chính những chiếc khăn lụa mới là điều làm nên tên tuổi của nhà mốt nước Pháp. Từ một xưởng chế tác dây cương và yên ngựa thủ công, Hermès đã trở thành thương hiệu số một thế giới về đồ da thuộc như thế nào? Cùng Style tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Kể từ lần ra mắt đầu tiên vào năm 1937 dựa trên tác phẩm tranh khắc gỗ của Robert Dumas, tính đến nay, đã có hơn 2.000 mẫu khăn lụa được ra đời từ sự hợp tác giữa Hermès với các nghệ sĩ trên thế giới. Con số 25 giây cho một chiếc khăn lụa Hermès được bán ra trên toàn cầu cũng đủ để nói lên sự trường tồn của sản phẩm và nhà mốt này.

Từ một xưởng chế tác dây cương và yên ngựa thủ công
Được chế tác từ vàng hồng tạo họa tiết hình da cá sấu với khoảng 1160 viên kim cương khảm nạm trên thân túi (gồm quai xách và miệng túi), chiếc Kelly đắt giá nhất thế giới phản chiếu lại ánh sáng từ một chiếc đèn rọi thẳng vào chiếc túi đang được trưng bày trong một căn phòng tối trên tầng 3 của cửa hàng flagship store của Hermès ở Paris.

Được chế tác từ vàng hồng tạo họa tiết hình da cá sấu với khoảng 1160 viên kim cương khảm nạm trên thân túi (gồm quai xách và miệng túi), đây là chiếc Kelly đắt giá nhất thế giới.

Nhà thiết kế Piere Hardy đã làm mới hình ảnh chiếc túi biểu tượng của hãng, một trong những mẫu túi It bag đầu tiên của thế giới với một kích thước nhỏ hơn nhiều – chỉ vừa đủ lớn để đựng một chiếc thẻ credit card và một chiếc chìa khóa. Còn giá của chiếc túi trang sức này? 1,25 triệu đô. Đây giống như một biểu tượng trẻ và táo bạo đối với một nhà xa xỉ lâu đời.

Chân dung nhà sáng lập thương hiệu Thierry Hermès sinh năm 1801 mất năm 1878

Quả thực nếu cần tìm một thương hiệu toàn cầu nhưng vẫn truyền thống, hiện đại nhưng vẫn cầu kì và tỉ mỉ, khó có cái tên nào có thể qua được Hermès. Mặc dù hiện nay, Hermès đã trở thành một đại thương hiệu thời trang toàn cầu nhưng vẫn được kiểm soát bởi gia đình sáng tạo. Không có bất kì sự cường điệu hóa nào, không thường xuyên có những khung cảnh hoành tráng nơi sàn diễn, cũng chẳng có các chiến dịch quảng bá bóng bẩy mà các siêu sao thế giới được chọn làm nhân vật trung tâm. Hermès giống như một chú rùa cần mẫn trong bộ trang phục cashmere đắt tiền trước những chú thỏ không ngừng kiếm tìm các tít bìa trên các tạp chí.

Chân dung Robert Dumas trên sân thượng của cửa hàng Hermes số 24 Faubourg Saint Honore năm 1975

Có lẽ đó là lý do vì sao những người đứng phía sau thương hiệu không muốn Hermès được xem như là một thương hiệu không ngừng chạy theo thời trang. “Chúng tôi không phải một nhà thời trang bởi chúng tôi ở đây là để phát triển lâu dài nhưng chúng tôi thích thú với việc được xem là thời thượng.” Axel Dumas-thành viên của gia đình 06 thế hệ sáng lập ra Hermès nhấn mạnh.

Axel Dumas và Henri Louis Bauer là chủ tịch tập đoàn Emile Hermes SARL

Bạn sẽ dễ dàng hiểu điều này nếu biết ở Hermès quy trình sản xuất đồ da vẫn được thực hiện theo cách từ đầu tới cuối, các chi tiết được khâu tay hoàn toàn bởi một người thợ thủ công-cho dù đó là một chiếc túi hay một chiếc yên ngựa. “Tôi cho rằng điều này mang tới linh hồn cho một chiếc túi và một mối quan hệ đặc biệt mà chúng ta luôn ca ngợi.” Nói cách khác cách tiếp cận của Hermès giống như một cam kết lâu dài hơn là việc đưa ra một xu thế nhất thời. “Nó không phải chỉ là một chiếc túi”-Dumas nhận xét về nỗi ám ảnh dành cho mẫu túi được đặt tên theo diễn viên điện ảnh Janes Birkin. “Nó là một món đồ sẽ đi cùng bạn suốt cuộc đời và qua năm tháng.”

Đến thương hiệu số một thế giới về đồ da thuộc
Khi được hỏi Hermès có dành tặng người nổi tiếng túi Birkin hoặc khăn Hermès-một việc làm khá phổ biến tại các nhà chế tác hàng hiệu-một người phát ngôn khác của hãng đã phản ứng theo một cách rất đặc trưng của dân Paris, khẽ nhướn mày lên rồi lắc đầu. Nguyên tắc của hãng rất chặt chẽ, bất kỳ ai, thành viên hoàng gia hay tỉ phú, ngôi sao hay ca sĩ nếu muốn có một chiếc túi danh tiếng hoặc một chiếc yên ngựa được đặt làm riêng, xin mời hãy mở ví (rất có thể cũng là của Hermès) ra. Một chiếc Birkin sẽ có giá khởi điềm từ 8,000 đô la Mỹ và có thể lên tới 200,000 đô la Mỹ nếu người mua muốn một chiếc túi da cá sấu và có khảm kim cương nơi khóa.

Bộ sưu tập trên 100 chiếc túi Birkin của Victoria Beckham được đồn đoán rằng có giá trên 12 triệu đô la Mỹ. Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều ngôi sao luôn mang theo những chiếc túi Birkin hoặc Kelly của họ bên mình.

Cửa hàng Hermes tại số 24 Faubourg Saint Honore vào năm 1880

Điều này cũng diễn ra tương tự với những chiếc yên ngựa được thiết kế và làm thủ công từ một căn phòng trên gác mái của cửa tiện flagship store của hãng ở Paris. Giá của một chiếc yên ngựa như vậy thường cũng có mức khởi điểm từ 12,000 đô la Mỹ. Hermès được thành lập vào năm 1837 như một nhà chế tác dây cương nhưng rất nhanh hãng đã bắt đầu sản xuất yên ngựa, sản phẩm mang tính kỹ thuật nhất của thương hiệu.

Gần như kỹ thuật sản xuất yên ngựa của Hermès trong vòng cả trăm năm nay vẫn vậy, không có nhiều thay đổi mang tính kỹ thuật bởi đơn giản là hãng muốn đảm bảo tính truyền thống, sang trọng, cổ điển. Mỗi sáng, bốn người đàn ông lại ngồi cặm cụi trong một studio nhỏ, mỗi người thực hiện một chiếc yên ngựa. Ở đây có khoảng một tá các kiểu dáng và phong cách để bạn lựa chọn; cũng có những phiên bản yên ngựa nhỏ để trưng bày trong cửa tiệm.

Mỗi người đàn ông đều có một số hiệu, số hiệu này sẽ được dập vào trong những chiếc yên ngựa để phòng khi có những thay đổi hoặc sửa chữa. Hàng dãy những cuốn sách bìa vàng-với cuốn cổ nhất được in nhãn năm 1909-ghi lại thông tin về mỗi người mua và chi tiết về chiếc yên ngựa. Hầu hết được làm theo kiểu truyền thống, chỉ có một vài chiếc được làm từ chất liệu da cá sấu. Cũng có thưa thớt một vài mẫu với thiết kế đặc biệt, một chiếc với cánh màu vàng và đỏ. Một chiếc có tên là Pegasus được một người khách giấu tên dành tặng người thân của mình như một món quà cưới. Ai vậy? Đưa ra câu hỏi này giống như dùng chính chiếc dùi của người thợ để chích ông ta vậy. Hơi ngạc nhiên một chút, câu trả lời của người thợ là không thể chia sẻ thông tin.

Xưởng Pantin của Hermes

Những quy trình sản xuất cầu kỳ và đòi hỏi sự tập trung tỉ mẩn tương tự cũng được áp dụng cho những chiếc túi Hermès. Nhưng thay vì chỉ được sản xuất trong hai studio nhỏ điều hành bởi một tá các thợ thủ công ở trung tâm Paris, những chiếc túi được làm trong một tổ hợp công nghiệp của Hermès ở Pantin-cách Paris khoảng 35 phút lái xe. Có tổng cộng 10 tổ hợp như vậy trên khắp nước Pháp, thuê mướn hơn 2000 thợ thủ công chế tác da thuộc lành nghề nhất.

Một đội các nhà thiết kế có trách nhiệm tạo ra các mẫu phiên bản. Jean Paul Gaultier-người đứng đầu nhà Hermès trong 07 năm, đã thiết kế mẫu túi Jypsière-một trong những mẫu túi rất được ưa chuộng ở Canada. Người kế nghiệp của Gaultier là Christophe Lemaire đã phát hiện ra mẫu Passe-Guide ở trong các tài liệu và đã giới thiệu lại thiết kế năm 1975 này trong bộ sưu tập 2012 của mình.

Ở góc đường cách tòa nhà của Hermès không xa là một quảng trường với những người bán hàng dạo địa phương bán những chiếc túi có thiết kế gần như tương tự. Tuy nhiên, trước khi du khách có ý định mở ví ra và mua một chiếc túi, cô ấy nên được nhắc nhở rằng nếu bị bắt gặp xuất hiện cùng một chiếc túi nhái, hải quan Pháp sẽ áp dụng một mức phạt tương đương với khoản tiền để mua một chiếc túi Birkin. Các biển cảnh báo về việc này rất dễ nhận thấy ở các cửa tới ở sân bay Pháp.

Túi Birkin mùa Thu Đông 2020 của Hermes chụp bởi nhiếp ảnh gia Solve Sundsbo

Trong studio làm túi, khoảng 500 người đang làm việc trên những chiếc bàn nhỏ, mỗi người làm một chiếc túi-hoàn toàn không có công đoạn sản xuất dây chuyền ở đây. (Hãy tưởng tượng đây giống như xưởng chế tác đồ chơi của ông già Noel dành cho những tín đồ thời trang.) Một nhóm thợ thủ công trong những chiếc tạp dề đa dạng chào đón một nhóm khách tham quan tới xem họ thực hiện một chiếc túi với các đường khâu kiểu khâu yên ngựa. Đó là một quy trình chậm chạp và tỉ mỉ tới mức mỗi người thợ mỗi tuần chỉ khâu được 02 chiếc túi. Với một số chiếc chẳng hạn như Kelly, thời gian để hoàn thành một chiếc túi kéo dài tới 02 tuần.

Thậm chí với khó khăn từ việc suy thoái kinh tế trong năm 2012, Hermès dường như vẫn không cho thấy bất kỳ suy giảm nào. Với một thị trường trị giá lên tới 32 tỷ đô (lợi nhuận tăng lên tới 41% trong năm 2011), công ty vẫn đang tiếp tục phát triển và cố gắng để theo kịp với nhu cầu tới từ khách hàng với những sáng tạo như túi Toolbox và một bộ sưu tập khăn lụa được thiết kế bởi nghệ sỹ graffity Kongo. Công việc phát triển tới mức hãng buộc phải giảm tốc độ khai trương các cửa hàng mới để chuyên tâm hơn trong việc đào tạo các nghệ nhân chế tác. (Việc Việt Nam có 2 cửa hàng cho thấy đây là một trong những ưu đãi rất đặc biệt của hãng dành cho thị trường này). Hiện nay điều cấp bách là đảm bảo những người thợ thủ công được đào tạo đúng cách, Dumas cho biết. Ông cũng cho biết một người thợ phải làm việc tối thiểu trong nhà Hermès 05 năm mới được xem là lành nghề.

Chiếc khăn Jeu des omnibus et dames blanches là chiếc khăn lụa đầu tiên của Hermes được tạo ra bởi người con rể Robert Dumas của Emile Hermes

Trong khi câu thần chú của Hermès vẫn là “timeless” nhưng không phải Hermès không hướng tới sự hiện đại. Song hành cùng những đường kim mũi chỉ với kiểu cách thực hiện đã cả trăm năm nay là những thiết kế hiện đại cho khăn quàng, là những cửa hàng kiểu mới (như Maison Hermès tại Thượng Hải). Hermès cũng trao giải thưởng Prix Emile Hermès cho những nhà thiết kế trẻ để khuyến khích họ đưa ra các cách tân hướng tới môi trường.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng theo báo cáo tài chính, tổng doanh thu của Hermès năm 2020 chỉ giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước (2019). Theo đó, trong 03 tháng cuối năm 2021, hai mẫu thiết kế kinh điển là Kelly và Birkin đã giúp Hermès đạt tổng doanh thu 2,54 tỷ đô-la Mỹ. Góp phần làm nên con số “doanh thu tốt” trong thời kỳ đại dịch phải kể đến sự khởi sắc của nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, cùng với bên cạnh đó là một lượng khách hàng trung thành tại Châu Âu.

“Chúng tôi có thể đối phó với khủng hoảng tài chính, bởi vì chúng tôi hoạt động theo một cách khác,” Dumas nói.

Sự khác biệt này là một triết lý thời trang của việc duy trì số lượng sản phẩm được đưa ra thị trường cực kỳ thấp thông qua việc kiểm soát chất lượng cực kỳ khắt khe và nghiêm ngặt. Đây cũng chính là điều giải thích cho việc tại sao số lượng khách hàng tìm tới với Hermès nam giới gần bằng xấp xỉ nữ giới. Và đó cũng là cách Hermès duy trì sự phát triển và tăng trưởng của mình: chậm nhưng chắc, tỉ mỉ, cầu toàn, truyền thống nhưng luôn sáng tạo và cách tân.

184 năm lịch sử phát triển thương hiệu
Năm 1837: Thierry Hermès mở một xưởng chế tác dây cương và yên ngựa ở Paris.
Năm 1900: Một trong những chiếc túi đầu tiên của Hermès, chiếc Haut à Courroies, được thiết kế để mang theo dây cương và ủng. Sau đó chiếc túi này được mọi người dùng như một chiếc túi dành cho những buổi đi chơi cuối tuần. 84 năm sau mẫu túi này truyền cảm hứng cho thương hiệu thiết kế mẫu túi Birkin danh tiếng hiện nay.
Năm 1918: Cháu trai của người sáng lập thương hiệu Emile-Maurice Hermès quay trở về từ Canada, với hệ thống khóa kéo tài tình được sử dụng trong tấm bọc chiếc xe Cadillac của ông. Sau chiến tranh, ông đã mua bản quyền độc quyền sử dụng sáng chế này của người Canada và ứng dụng nó vào trong hoạt động sản xuất của đồ da Hermès.
Năm 1937: Chiếc khăn choàng Carré được giới thiệu.
Năm 1956: Thế giới ghi nhận sự thịnh hành của mẫu túi Kelly. Mẫu túi này có tên là Kelly sau khi công nương Monaco, Grace Kelly dùng chiếc túi để che bụng bầu của mình.
Năm 1966: Bộ sưu tập thời trang nữ (may sẵn) đầu tiên được giới thiệu.
Năm 1976: Bộ sưu tập thời trang nam (may sẵn) đầu tiên được giới thiệu.
Năm 1998: Giám đốc sáng tạo của thương hiệu khi đó là Martin Margiela đã thiết kế mẫu đồng hồ Cape Cod. Màu đồng hồ này được thiết kế với ý tưởng được truyền cảm hứng từ những chiếc đồng hồ mà các phi công thường buộc quanh thắt lưng của họ.
Năm 2003: Jean Paul Gaultier thay thế Margiela trong vai trò giám đốc sáng tạo của dòng sản phẩm thời trang may sẵn. Ông đã giới thiệu những mẫu thiết kế nổi bật như những chiếc áo jacket được may từ da cá sấu bóng.
Năm 2010: Christophe Lemaire tiếp quản vị trí giám đốc sáng tạo của Jean Paul Gaultier và mang sự tinh tế đầy hiện đại của thời trang quốc tế quay trở về thương hiệu.
Năm 2014: Nadège Vanhee-Cybulski thay thế Christophe Lemaire và tiếp quả vị trí giám đốc sáng tạo của dòng sản phẩm thời trang nữ may sẵn cho tới nay.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TIN NỔI BẬT