Thế giới có 7 kiểu người lãnh đạo điển hình. Và trong mỗi kiểu người đó, đều tồn tại một tính cách phân cực. Nó có thể khiến bạn đạt tới đỉnh cao hoặc sẽ thất bại thảm hại.
Trong hơn 3 thập niên làm việc với những lãnh đạo hàng đầu thế giới, Lolly Daskal – tác giả cuốn sách The Leadership Gap: What Gets Between You and Your Greatness – đã tiếp xúc với nhiều kiểu người với đủ cá tính mà bạn có thể tưởng tượng. Điều nhất quán mà bà nhìn thấy ở những người lãnh đạo thành công là họ nhận thức được những tính cách có thể khiến họ thành công nhưng cũng có thể là điểm yếu khiến họ thất bại. Thành công của bạn phụ thuộc vào sự nhận thức của bạn đối với các thuộc tính của chính mình và cách bạn phát huy chúng.
1. Người nổi loạn
Những người có tính cách “nổi loạn” luôn muốn gây ảnh hưởng đến thế giới và thực hiện những điều gây chú ý. Họ được biết tới với sự tự tin. Tuy nhiên, họ cũng thường tự nghi ngờ bản thân khi nhận thấy những thông điệp tiêu cực từ bên trong bản thân.
Để phát huy tích cực thuộc tính này và thành công, bạn cần:
– Lập danh sách những điều bạn làm tốt và xem lại chúng hàng ngày. Khi năng lực của bạn được cải thiện, bạn cũng sẽ tự tin hơn.
– Hãy ở cùng những người tin tưởng bạn. Khi làm việc cùng những người có cùng niềm tin, bạn sẽ nhận thức được bản thân là ai, muốn điều gì và được tiếp thêm năng lượng.
– Ngừng so sánh bản thân với người khác. Điều đó chỉ lãng phí thời gian và khiến bạn không thể thành công.
2. Người luôn thích khám phá
Những người này luôn đổi mới và tự tạo ra nhiều cơ hội mới. Nhờ trực giác, họ kiểm tra ranh giới và giới hạn của những gì được biết đến. Họ không chấp nhận hiện thực và liên tục tìm kiếm điều mới mẻ, lắng nghe tiếng nói từ bên trong để tạo ra một con đường mới.
Tuy nhiên, họ có thể căng thẳng và mất kiểm soát bởi mong muốn khám phá điều mới quá mức. Để tránh điều này, những người có thuộc tính này cần:
– Bình tĩnh phân tích và suy nghĩ theo một cách khác. Những lối mòn không thể dẫn đến một kết quả khác.
– Bỏ qua sự kiểm soát bản thân cứng nhắc. Cuối cùng, bạn chỉ mất đi những thứ bạn cố giữ.
– Tự hỏi và quyết định bản thân nên chấp nhận hay buông bỏ điều gì, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
3. Người luôn nói sự thật
Những người này cũng có tính cách bộc trực, đôi khi họ khiến người khác không thoải mái. Họ nói chuyện với sự cởi mở, trung thực và được định hướng bởi mong muốn được phục vụ. Đối với kiểu người này, lời nói ra chính là trách nhiệm.
Khi những người luôn nói sự thật làm lãnh đạo, họ cần lưu ý những điều sau để phát huy tối đa lợi ích của tính cách này:
– Luôn nói sự thật, toàn bộ sự thật. Thực tế có thể gây ra tổn thương nhất thời, nhưng lừa dối sẽ gây ra tổn thương mãi mãi.
– Hãy để mọi người cùng đưa ra giải pháp cho vấn đề chung.
– Hãy nói thẳng, đúng sự thật và làm được những điều bạn nói.
4. Kiểu “người hùng”
Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong các tình huống. Họ có thể hành động khi người khác không dám, ngay cả khi họ phải đối mặt với sự sợ hãi và sự phản đối.
Tuy nhiên, đôi khi tính cách này khiến họ trở thành kẻ đứng ngoài cuộc, bởi họ bị tê liệt với nỗi sợ hãi. Để phát huy thế mạnh của tính cách này, hãy làm 3 điều sau:
– Nếu nhìn thấy cơ hội, hãy nắm lấy. Nếu bạn thất bại, điều đó cũng không nói lên giới hạn khả năng của bạn.
– Nếu có ý tưởng, hãy thể hiện. Hãy coi nỗi sợ hãi là một trở ngại bạn cần phải vượt qua.
– Dù có cảm thấy sợ hãi thì cũng đừng bỏ cuộc. Hãy thử sức dù có thể nào, bạn sẽ có tất cả những điều bạn muốn khi vượt qua nỗi sợ hãi.
5. Người phát minh
Những người này luôn muốn tìm kiếm điều tốt nhất, cách tốt nhất để cải tiến quy trình và hoàn thiện sản phẩm của họ. Họ là những người sẵn sàng đánh cược, sẵn sàng thất bại khi theo đuổi những mục tiêu lớn. Họ luôn tìm kiếm chất lượng, sự xuất sắc và tính toàn vẹn cao nhất.
6. Người điều hướng
Họ luôn có cách để biến những điều phức tạp trở nên đơn giản và dễ hiểu. Họ chủ động chỉ đạo tổ chức của họ và định hướng để đạt được những kết quả bất ngờ. Dấu hiệu của những người này là sự tin cậy.
Tuy nhiên, họ có thể trở nên kiêu ngạo, tự phụ và luôn “chỉnh sửa” người khác. Để hạn chế nhược điểm, những người này cần:
– Trao quyền cho người khác, tạo điều kiện để người khác phát huy năng lực.
– Đặt ra các ranh giới và tuân thủ chúng khi làm việc với người khác.
7. Người có tính cách trung thành
Với những người này, sự trung thành là tất cả. Họ luôn tìm kiếm cơ hội để phục vụ và bảo vệ. Tuy nhiên, đôi khi họ trở thành những kẻ hám lợi, trục lợi cá nhân.
Để phát huy thế mạnh của mình và thành công, những người có tính cách này phải hiểu rõ phục vụ người khác nghĩa chính xác là gì. Muốn mọi người tôn trọng, bạn phải tôn trọng người khác trước. Đó là một con đường 2 chiều.
Theo Trí Thức Trẻ