Kinh doanh từng được xem là lãnh địa của riêng cánh đàn ông nhưng ngày nay mọi chuyện dường như đã khác: Theo dữ liệu năm 2015 của Hiệp hội Nữ doanh nhân quốc gia, hơn 9 triệu doanh nghiệp Hoa Kỳ thuộc quyền sở hữu của phụ nữ, mang đến cơ hội việc làm cho 8 triệu người lao động và đạt mức doanh thu 1,5 nghìn tỉ đô la Mỹ.
Dù rằng ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia kinh doanh, họ phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề mà đồng nghiệp nam chẳng thể nào hiểu được. Cụ thể là một số những thách thức dưới đây, được tổng hợp từ ý kiến và chia sẻ của đa phần các doanh nhân nữ .
1 Thách thức định kiến xã hội
Hầu hết nữ doanh nhân, tại các sự kiện kết nối doanh nghiệp, đều từng gặp phải tình trạng này: Bạn tự tin bước vào phòng hội thảo và chợt nhận ra số lượng phụ nữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không thực sự dễ dàng khi phụ nữ phải thảo luận chuyện công việc với toàn các đấng mày râu.
Trong tình huống kiểu này, phụ nữ thường cảm thấy rằng họ cần phải thể hiện thái độ “nam tính” mẫu mực đối với việc kinh doanh: cạnh tranh, tham vọng và có phần quá khắc nghiệt. Nhưng nhiều CEO nữ thì cho rằng thể hiện bản thân một cách chân thật và tìm tiếng nói riêng là cách để vượt qua định kiến ngay trước mắt.
Quan điểm của chúng tôi là: Hãy là chính mình và tự tin vào bản thân. Bạn đã đạt đến vị trí của mình bằng nỗ lực và sự kiên trì. Quan trọng nhất là bạn đã thành công. Đừng tự ép mình nương theo suy nghĩ của đàn ông về việc một nhà lãnh đạo phải trông như thế nào.
Nhiều phụ nữ thường ngại thể hiện cái tôi mạnh mẽ. Alexandra Pierson, nhà sáng lập và CEO của ứng dụng mạng xã hội Springpop, lại khuyến khích đồng nghiệp ngừng lo lắng về điều này. Pierson nhấn mạnh rằng trong suốt quá trình thương thảo giao dịch phát triển ứng dụng, cô sợ phải tỏ ra quyết đoán và bảo vệ quan điểm của mình.
“Tôi từ từ nhận ra rằng, là phụ nữ hay không, doanh nghiệp sẽ thất bại nếu như tôi không bảo vệ và chiến đấu vì nó. Kể từ đó, tôi không còn sợ bị đánh giá là quá tham vọng nữa.”, Pierson cho biết.
Hãy là chính mình và tự tin vào bản thân. Bạn đã đạt đến vị trí của mình bằng nỗ lực và sự kiên trì. Quan trọng nhất là bạn đã thành công. Đừng tự ép mình nương theo suy nghĩ của đàn ông về việc một nhà lãnh đạo phải trông như thế nào.
2 Khó khăn tiếp cận nguồn đầu tư
Không phải chủ dự án khởi nghiệp nào cũng cần đến nhà đầu tư để phát triển nhưng nếu đã từng đi qua vòng gọi vốn, bạn sẽ hiểu nó khó khăn đến nhường nào. Quá trình gọi vốn càng trắc trở hơn, đối với những công ty do phụ nữ làm chủ. Một báo cáo của Đại học Badson vào năm 2014 cho thấy rằng có không tới 3% công ty gọi vốn thành công có CEO là nữ giới.
Bonnie Crater, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Công ty phân tích bán hàng và tiếp thị Full Circle Insights, cho rằng nhà đầu tư mạo hiểm thường ưu ái dự án được điều hành bởi người “tương đồng” với mình. Ví dụ, nhà đầu tư tốt nghiệp đại học Stanford sẽ sẵn sàng cấp vốn cho đàn em cùng trường. Điều này cũng có nghĩa là các công ty cấp vốn với có đại diện là nữ sẽ có xu hướng đầu tư cho dự án khởi nghiệp của phái đẹp. Thế nhưng theo báo cáo của Babson, chỉ có khoảng 6% công ty cấp vốn như vậy tại Hoa Kỳ. Crater cũng khuyên rằng, khi tìm kiếm nhà đầu tư, phụ nữ cần nâng cao sự tự tin thông qua đội ngũ nhân viên giỏi và kế hoạch kinh doanh chi tiết.
Thông thường, nhà đầu tư luôn tìm kiếm ý tưởng có thể làm tăng giá trị của họ đến hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Hãy suy nghĩ giải pháp thật chi tiết và chặt chẽ, nếu đội ngũ của bạn có sự góp mặt của nhiều chuyên gia với khả năng vận hành doanh nghiệp tốt thì tất nhiên, nhà đầu tư sẽ tin tưởng họ. Bên cạnh đó, điều hiển nhiên và chắc chắn rằng bạn phải có ý tưởng về sản phẩm hoàn thiện phù hợp với nhu cầu thị trường nữa.
Một giải pháp nữa cho vấn đề này là kêu gọi nhiều nhà đầu tư nữ hỗ trợ, theo Felena Hanson, nhà sáng lập Hera Fund, một tổ chức gọi vốn quy mô nhỏ cho phụ nữ. Cũng như Hanson chia sẻ, các tổ chức như Hera nữ doanh nhân thông qua quỹ tài trợ và hội thảo giáo dục chiến lược”.
3 Vấn đề giao tiếp với phái mạnh
Ai ai cũng cho rằng đàn ông đứng đầu lĩnh vực kinh doanh. Cũng chính vì vậy mà việc điều hành và ra chỉ thị với các nhân viên nam – vốn chẳng mấy mặn mà với việc “bị ra chỉ thị” – lại càng khó khăn hơn.
Alison Gutterman, CEO và Chủ tịch Jelmar sớm nhận ra điều này khi vừa bắt đầu sự nghiệp của mình. “Là nữ doanh nhân trong ngành công nghiệp dành – cho – nam – giới, không đơn giản để được tôn trọng”, cô nói. Khi bắt đầu điều hành Jelmar, cô đã phải quản lý những nhân viên nam ở độ tuổi 40 trong khi bản thân chỉ vừa tròn 25 tuổi. “Họ giàu kinh nghiệm hơn tôi và sẵn sàng bác bỏ ý tưởng mới của tôi về tiếp thị và bán hàng. Một số còn quy chụp rằng tôi không có đủ kiến thức để đánh giá nỗ lực của họ”.
Cô nhấn mạnh rằng mình biết hết tất cả: từ việc bị xem là “con gái rượu của ông chủ” đến việc sống dựa trên danh tiếng của cha và ông nội, cứ như thể họ mới là chủ nhân thật sự của công ty vậy.
“Tôi sẵn sàng làm tất cả để tạo dựng danh tiếng cho riêng mình, như một doanh nhân độc lập, siêng năng và đáng nể trọng”, Gutterman nói, “để vượt qua điều này, tôi đã phải học cách tự tin vào bản thân, tránh suy nghĩ tiêu cực hay ‘mớ rác của tâm trí’ – là những bình luận tiêu cực từ chính bạn hoặc là lời nói của người khác dần dần tiêm nhiễm vào đầu óc bạn”.
Những điều tiêu cực ngăn cản bạn đạt đến tiềm năng tối đa. Một trong những điều cần làm nhất đối với phái nữ để động viên và cố gắng khẳng định bản thân để tồn tại qua giai đoạn khó khăn đó là tham gia các nhóm nữ doanh nhân thuộc mọi lĩnh vực. Những nhóm này cho bạn gặp gỡ những người cố vấn, bạn bè để tạo cảm hứng, cho bạn thời gian nhìn nhận lại năng lực và thành tích cá nhân; đồng thời cũng giúp bạn trưởng thành và học hỏi nhiều điều từ quan điểm khách quan và kinh nghiệm thực tế.
Doanh nhân nữ cần phải vượt qua những khoảnh khắc nghi ngờ bản thân mà mọi chủ doanh nghiệp đều từng trải qua, cũng như ngừng so sánh bản thân với người khác đặc biệt là với cánh đàn ông. Nói cho cùng, một khi bạn đã thành công thì chẳng còn ai thèm quan tâm bạn là nam hay nữ nữa đâu.
4 Cân bằng công việc và cuộc sống gia đình
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là mục tiêu chung của mọi doanh nhân, dù thuộc bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên, các bà mẹ làm kinh doanh thì thường phải vất vả điều hành công ty và chăm sóc gia đình cùng một lúc. Dĩ niên, trong lĩnh vực này, định kiến xã hội về giới tính lại một lần nữa chiếm ưu thế.
Bạn sẽ phải học cách ngừng việc nghiêm trọng hóa vấn đề phát sinh từ cả hai phía, ngừng tự trách bản thân vì những điều nhỏ nhặt, ví dụ như không thể cùng các con tham dự buổi picnic của trường chẳng hạn, có thể dời cuộc hẹn với con bằng một buổi picnic khác hoặc là tạo cho con mình những bất ngờ đặc biệt để kết nối tình cảm với con cũng như giữ vững cuộc sống cân bằng với gia đình mình. “Mẹ kiêm doanh nhân” phải chịu trách nhiệm về cả công ty lẫn gia đình họ; tìm ra cách chia sẻ thời gian hợp lý sẽ là chìa khóa cho bạn.