Nhiều người thường lầm tưởng GenZ chỉ biết “tiêu tiền” hưởng thụ cuộc sống, nhưng thực tế là các bạn trẻ ngày nay chi tiêu khoa học hơn bạn nghĩ.
Với lợi thế tiếp cận công nghệ từ sớm đi kèm nền tảng giáo dục bài bản, các bạn trẻ sinh từ năm 1997 – 2012 hay còn gọi là GenZ đã nhanh chóng hình thành tư duy về tài chính độc lập. Từ lập kế hoạch chi tiêu, tập tành tiết kiệm cho đến làm thêm kiếm tiền, tất cả đều hướng đến mục tiêu chủ động về tiền bạc để thoải mái hơn mỗi khi nghĩ đến vấn đề hưởng thụ.
Gen Z đi học: Cố định các khoản chi hàng tháng
Chi tiêu trong khuôn khổ là thói quen chung của các bạn trẻ đang đi học và nhận trợ cấp từ gia đình. Khoản trợ cấp hàng tháng được dành để chi trả các loại sinh hoạt phí như ăn uống, nhà trọ, đi lại và một phần dành để mua sắm các vật dụng cá nhân cần thiết. Điều này không chỉ giúp các bạn trẻ “xài” tiền có kế hoạch theo hạn mức mà còn tránh được tâm lý chi li, đồng thời tiết kiệm được kha khá thời gian dành riêng cho việc cân đối nguồn tiền.
Thanh Tú – sinh viên năm 3 tại một trường Đại học ở TP.HCM cho biết: “Mặc dù có đi làm thêm nhưng mình chỉ sử dụng đúng phần tiền đã được bố mẹ chu cấp. Riêng thu nhập ngoài mình để hết vào tài khoản tiết kiệm.”
Từ khi bước chân vào đại học, Tú bắt đầu áp dụng quy tắc 50 – 30 – 20 được đề cập trong cuốn sách “All your worth: The ultimate lifetime money plan”. Trong đó quy định rõ: 50% cho các chi tiêu thiết yếu như nhà ở, đi lại, ăn uống, các mối quan hệ quan trọng; 30% cho tận hưởng cá nhân như du lịch, mua sắm, học các khóa học theo sở thích cá nhân và 20% còn lại sẽ dùng cho tiết kiệm cho tương lai.
Ngoài ra, quy tắc 6 chiếc lọ của Harv Eker cũng là phương pháp được nhiều bạn trẻ áp dụng, bao gồm: 55% thu nhập cho chi tiêu thiết yếu; 10% cho giáo dục; 10% cho các khoản tiết kiệm; 10% cho giải trí, mong muốn cá nhân; 10% còn lại dùng để đầu tư cho tài chính và 5% còn lại dùng cho từ thiện. Lưu ý đừng áp dụng các nguyên tắc trên một cách cứng nhắc mà hãy điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế bạn nhé!
Gen Z đi làm: Mua sắm thông thái thay vì chỉ “đâm đầu” vào tiết kiệm
Nhóm còn lại của thế hệ Z là các bạn trẻ đã đi làm được vài năm. Với khoản lương cố định hàng tháng, bên cạnh chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu thì nhóm này rõ ràng có nhu cầu mua sắm cao hơn.
Đam mê thời trang lại vừa làm việc tại một công ty quảng cáo, Kim Thúy (1999) dành nhiều thời gian chăm chút cho vẻ ngoài. “Dường như tháng nào mình cũng chi ra một khoản nhỏ cho việc sắm sửa quần áo để vừa có thể thỏa mãn sở thích cá nhân, vừa giữ được vẻ chỉn chu nhất khi đi làm. Tuy nhiên để không rơi vào cảnh mới giữa tháng đã “rỗng túi”, mình luôn có danh sách cụ thể món đồ cần mua sau đó tìm nơi bán uy tín với giá mềm và tận dụng thêm ưu đãi đính kèm.”
Cô nàng còn bật mí thêm bí quyết để sở hữu đơn hàng Shopee với giá rẻ hơn đó chính là lựa chọn thanh toán không tiền mặt bằng ví ShopeePay để nhận thêm nhiều ưu đãi đi kèm giá trị. Phương tiện thanh toán thông minh này cũng giúp Kim Thúy theo dõi các khoản đã chi một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, từ đó kiểm soát việc mua sắm theo cách khoa học và hiệu quả hơn.
Nếu đang “bế tắc” trong vấn đề quản lý chi tiêu, loạt gợi ý bên trên chắc hẳn sẽ rất hữu ích cho bạn dù đang đi học hay đi làm. Đừng quên, việc có thêm các “trợ thủ” thông minh như ví ShopeePay sẽ giúp bạn thêm nhẹ gánh trong hành trình cân bằng giữa hưởng thụ và tích cóp cho tương lai.
Thông tin ưu đãi
Để chi tiêu, mua sắm giữa tháng thêm tiết kiệm, nhanh tay kích hoạt ví ShopeePay trên ứng dụng Shopee ngay hôm nay để nhận được mã mua sắm giảm trực tiếp 80K cho đơn hàng từ 0đ. Ngoài ra, tại sự kiện “15.10 ShopeePay Giữa Tháng”, người dùng nhận được “đặc quyền tối thượng” chính là sở hữu loạt sản phẩm đồng giá 1K, săn được mã giảm 15%; ưu đãi mua vé du lịch & giải trí giảm ngay 15% và được giảm ngay 50K cho đơn từ 199K khi nhập mã SPP50KGIUATHANG. Xem thêm ưu đãi áp dụng cho thanh toán hóa đơn, nạp điện thoại, mua gói data, đặt món tại ShopeeFood tại: https://shopee.vn/m/shopeepay.