Sự chủ động trong công việc mang đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of Positive Psychology giải thích cách đưa bản thân ở trạng thái buộc phải làm sang trạng thái chủ động làm việc có thể là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến niềm hạnh phúc hằng ngày.
“Nói một cách đơn giản, sự chủ động là cảm giác muốn thực hiện thay vì bị ép buộc phải làm như vậy,” chuyên gia tâm lý học Atsushi Kukita ở đại học Claremont Graduate và đồng tác giả của nghiên cứu mới cho biết. “Tôi tin cảm giác chủ động làm việc được chúng ta đánh giá theo trực giác trong xã hội.”
Để kiểm tra mối liên hệ giữa sự chủ động và hạnh phúc, Kukita và nhóm của cô sử dụng phương pháp lấy mẫu gồm những người trải nghiệm (ESM) – trong đó những người tham gia nhận được thông báo vào các thời điểm được lập trình ngẫu nhiên trong suốt nhiều ngày (sáu lần một ngày trong suốt bảy ngày) thông qua điện thoại thông minh.
Khi nhận được thông báo, người tham gia được hướng dẫn trả lời một bảng câu hỏi ngắn đo lường những gì họ đang làm (ví dụ: làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi, học tập…) và cảm giác của họ tại thời điểm đó.
Các nhà nghiên cứu không để ý đến việc người tham gia làm gì mà để ý đến mức độ sẵn sàng và hạnh phúc khi họ thực hiện những hoạt động theo ý muốn của họ.
“Sự tự quyết có vai trò quan trọng hơn là bản thất hoạt động khi dự báo về hạnh phúc cân bằng,” các nhà nghiên cứu cho biết.
Thú vị là nghiên cứu của Kukita phát hiện ra một yếu tố bất ngờ nhưng rất quan trọng để dự báo về niềm hạnh phúc. Đó là người tham gia nghỉ ngơi theo nhu cầu của riêng họ.
“Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động nghỉ ngơi. Thú vị hơn người tham gia cảm thấy hạnh phúc khi cảm nhận cần được nghỉ ngơi và sau đó chủ động nghỉ ngơi,” Kukita chỉ ra.
Theo Kukita, thông điệp thực tế được rút ra từ nghiên cứu này là mọi người có thể không nhất thiết phải thay đổi những gì họ làm để được hạnh phúc hơn, nhưng hãy làm khác những gì họ đã làm để có thể tạo ra sự khác biệt. Bất cứ những gì họ có thể làm là cố gắng chủ động cao hơn trong công việc hàng ngày.
“Sẽ luôn có những việc tôi cảm thấy mình phải làm,” Kukita cho biết. “Nhưng điều đó không sao. Tôi sẽ không giả vờ tôi hoàn toàn muốn làm điều đó. Ngược lại, chấp nhận việc buộc phải làm này, tôi sẽ cố gắng nghĩ liệu tôi có cảm thấy tôi cũng muốn làm điều đó hay không.”
Theo các nhà nghiên cứu, tìm cách biến điều cần làm thành điều muốn làm có thể mang lại những lợi ích về mặt tâm lý sau:
. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn
. Bạn sẽ thực hiện nhiều hơn.
. Và, bạn sẽ thấy các nhiệm vụ có ý nghĩa hơn