Cúc họa mi là loài cây có hoa nhỏ thuộc họ cúc vốn mọc hoang dại, được thuần hóa và trồng với số lượng ngày càng nhiều. Tuy bé nhỏ nhưng lại vô cùng thu hút bởi nét đẹp nhẹ nhàng và tinh khiết. Những bông hoa trắng muốt với rất nhiều cánh xòe rộng, nhụy hoa màu vàng, bẽn lẽn nằm e ấp bên trong. Hoa hồn nhiên đua nở giữa trời đông với sức sống mãnh mẽ.
Ngoài việc dùng để trang trí, hoa cúc còn là một nguồn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Theo các nhà khoa học, tiêu thụ 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 90 lượng Vitamin B9, 0,481 mg Mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali và 60 mg canxi.
Bên cạnh đó, hoa cúc có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như loại tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoid, chất đắng, axit hữu cơ, chất nhựa và inulin,… Những thành phần hoạt tính này được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây và có nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Vậy cúc họa mi có công dụng gì ?Chúng ta cùng tìm hiểu sau đây nhé !
1. Làm sáng da
Cúc họa mi thường được sử dụng trong các chế phẩm Mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da, thuốc mỡ, kem… giúp làm sáng da, dưới dạng tên Bellis Perennis. Khi da tiếp xúc với tia cực tím, ánh nắng mặt trời hoặc tăng hormone khi mang thai sẽ gây ra sự thay đổi sắc tố trên da hoặc sự đổi màu da trở nên rõ ràng. Hoa cúc có thể ngăn chặn sự hình thành Melamin, do đó có hiệu quả làm giảm sản xuất đốm đen. Hơn nữa, các axit hữu cơ của cúc họa mi, đặc biệt là axit tartaric và malic, cũng góp phần tẩy tế bào chết cho da

Chiết xuất hoa cúc được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp hoặc chăm sóc da và mỹ phẩm để tạo ra các loại toner, huyết thanh, thuốc mỡ, kem dưỡng da, vv Nó chứa chất tự nhiên được gọi là L-arbutin làm sáng da.
Dùng hoa cúc họa mi khô để pha như trà và uống hàng ngày giúp giữ là da mịn màng, chống các vết thâm quầng ở mắt do thức khuya hoặc làm việc nhiều với máy vi tính. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc họa mi để rửa mặt 2-3 lần mỗi tuần cũng có thể làm sạch, xoa dịu da, giảm nhờn và kháng khuẩn.
2. Giảm thâm nám, trị dị ứng
Chất L-arbutin trong hoa cúc có thể ngăn chặn sự hình thành của melanin, giảm hình thành vết đốm đen. Hoa cúc được cho là chất thay thế tốt nhất của Hydroquinone, một chất được sử dụng để giảm sự tăng sắc tố. Nó có nguồn gốc tự nhiên, an toàn hơn các hợp chất tổng hợp, phù hợp cho những làn da nhạy cảm, ngay cả đối với phụ nữ mang thai.

Rửa mặt với trà hoa cúc họa mi. Không chỉ dùng để uống bạn có thể dùng trà hoa cúc họa mi để nguội để rửa mặt. Trà hoa cúc họa mi có tác dụng làm sạch và dịu da, giảm nhờn và kháng khuẩn. Một tuần rửa mặt bằng trà hoa cúc họa mi 2 – 3 lần sẽ khiến bạn có một làn da đẹp như ý muốn.
Cho 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc khô vào ly nước lạnh rồi đun sôi, để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ. Cách làm sạch da này có hiệu quả rất tốt, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và dị ứng
3. Ngăn ngừa nếp nhăn sớm và nhanh liền sẹo da
Khi da của chúng ta thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, đặc biệt là ban ngày, các sợi collagen của chúng ta bị hư hại, các mô sẹo dần hình thành. Khi chúng ta già đi, da của chúng ta không mọc trở lại giống như khi chúng ta còn trẻ, do đó bắt đầu nhăn nheo, rủ xuống và chảy xệ.
Hoa cúc được coi là một biểu tượng của sự tinh khiết liên quan từ khả năng duy trì cái đẹp thuần khiết với các đặc tính chống lão hóa. Nhiều phụ nữ đã sử dụng dịch vụ chăm sóc da và thậm chí tạo nên các sản phẩm có chứa chiết xuất hoa cúc đã được chứng minh là có tác dụng giữ cho làn da trông tươi trẻ và trẻ trung.
4. Khắc phục cảm lạnh, viêm phế quản và đường hô hấp
Hoa cúc được biết đến như một tác nhân chống viêm, giảm ho, và long đờm, thường được sử dụng ở dạng trà để chữa trị cảm lạnh, viêm phế quản và viêm đường hô hấp. Nó cũng có thể được sử dụng để súc miệng hoặc như nước súc miệng để chữa viêm khoang miệng và đau họng.

5. Hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu
Cúc họa mi có tác dụng tốt trên đường tiêu hóa: giúp kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, được chứng minh có hiệu quả với trường hợp táo bón nhẹ, tiêu chảy, viêm dạ dày, các vấn đề về gan, mật. Nó cũng có đặc tính chống co thắt, có tác dụng trong việc điều trị các chứng co thắt đường tiêu hóa, những người có vấn đề về đường tiêu hóa sẽ cảm thấy chiết xuất này rất hữu ích và đem lại cảm giác dễ chịu
Cúc họa mi với tác dụng lợi tiểu khá mạnh, đồng thời giúp tăng tiết mồ hôi, có thể giúp làm giảm thân nhiệt nếu bị sốt. Sử dụng giống như trà hãm với nước nóng uống hàng ngày

6. Trị vết bầm tím, vết thương hở và vết cắt, giảm viêm đau khớp
Trong thời kỳ La mã cổ đại, những bác sỹ phẫu thuật trong đoàn quân La mã thường sử dụng hoa cúc ép thành nước để điều trị vết bầm tím, bong gân, hoặc sưng khớp. Nó là một thảo dược tuyệt vời trong điều trị cho vết thương hở, vết loét, vết chầy xước. Hơn nữa, các tác dụng kháng khuẩn chứa trong hoa cúc đã từng được chiết xuất thành một chất lỏng để làm thuốc rửa các vết thương cho các anh lính bị thương trong thời chiết tranh thế giới thứ I
Cúc họa mi bào chế dạng kem mỡ, là một phương thuốc hiệu quả trong bôi giảm đau các khớp, giảm viêm, giảm bầm tím. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu của hoa cúc được ứng dụng trong đời sống.
7. Điều trị chứng Rong kinh
Chiết xuất hoa Cúc họa mi được khuyến cáo cho phụ nữ bị các chứng rong kinh kéo dài. Chúng có lợi trong điều trị các vấn đề tử cung bị suy nhược kèm theo chảy máu kéo dài. Nó cũng giúp giảm các cơn đau tử cung khu khi sinh con và trong khi mang thai.
8. Giải độc
Cúc họa mi uống ở dạng trà hàng ngày giúp loại bỏ độc tố, thải các chất độc ra ngoài cơ thể.
Trà hoa cúc họa mi giúp thanh nhiệt. Đun sôi nước, cho hoa cúc họa mi, rễ cam thảo, đường phèn vào đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. Lọc lại bỏ xác, lấy nước, chờ trà nguội thì cho vào chai giữ lạnh để uống.

Nếu muốn thanh nhiệt cho cơ thể, có thể dùng trà cúc họa mi để uống hàng ngày.
Cụ thể: cho hoa cúc họa mi, rễ cam thảo, đường phèn vào nồi nước rồi đun nhỏ lửa trong 5 phút. Lọc lại bỏ xác, lấy nước giữ lạnh để uống dần.
Lưu ý: Không nên uống các loại trà hoa cúc khi cơ thể bị suy nhược, lạnh, biếng ăn, tiêu chảy…
9. Lưu thông máu.
Thả vào bồn (chậu) nước nóng những bông hoa cúc họa mi tươi trước khi tắm khoảng 20 phút rồi ngâm mình trong bồn để thư giãn. Thực hiện mỗi tuần hai lần sẽ giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.
Thả vào bồn nước nóng những bông hoa cúc họa mi tươi trước khi tắm khoảng 20 phút rồi ngâm mình trong bồn để thư giãn. Có thể tắm nước cúc họa mi mỗi tuần hai lần sẽ giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.

10. Trị da khô nứt nẻ mùa đông.
Mùa đông lạnh giá thường làm cho làn da chúng ta trở nên khô ráp, nứt nẻ và thiếu sức sống. Có rất nhiều cách giúp bạn chăm sóc da vào mùa đông bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, trong đó có hoa cúc họa mi. Hoa cúc họa mi chứa nhiều tinh dầu nên rất thích hợp với làn da khô thiếu dưỡng chất.
Giã nát một lượng hoa cúc họa mi thích hợp sau đó trộn lẫn với lòng trắng trứng gà rồi thoa lên mặt trong vòng 10 phút thì rửa mặt lại với nước sạch.
Ở Việt Nam, Cúc họa mi (trước đây chỉ là một loài cây dại) là loài hoa nhỏ có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Mùa đông Hà Nội trở nên dịu dàng, đằm thắm hơn nhiều nhờ có cúc hoạ mi với vẻ đẹp tinh khiết, mỏng manh vốn có của nó. Mùa cúc họa mi rất ngắn ngủi, hoa chóng nở, chóng tàn, nhưng dễ sống.
Hoa cúc là loại thảo mộc an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người đặc biệt là những người mắc bệnh dị ứng hoa họ cúc nên hỏi ý kiến trước khi sử dụng.
Nguồn tổng hợp