Tối ưu chi phí là xu hướng đang được các doanh nghiệp trên toàn thế giới quan tâm, cân nhắc và lên kế hoạch để áp dụng một cách hiệu quả, linh hoạt và bền vững.
Xu hướng cắt giảm hàng loạt
Thu hẹp hoạt động hay “cắt giảm” đang là những từ khóa nóng trong thời gian gần đây. Làn sóng đang lan rộng trên toàn cầu dường như là một cách để đối phó với suy thoái, lạm phát, chiến tranh, kinh tế tăng trưởng chậm…
Thông báo về kế hoạch cắt giảm khoảng 10.000 việc làm từ Amazon có lẽ là cú nổ lớn, nhiều người có lẽ đã bắt đầu cảm nhận rõ nét hơn tình hình thay đổi. Đây cũng là mức cắt giảm nhân sự lớn nhất từ trước đến nay của gã khổng lồ thương mại điện tử.
Việt Nam cũng không không nằm ngoài xu hướng chung. Các cơ sở sản xuất thiếu hụt đơn hàng, các kế hoạch thu hẹp hoạt động được đưa ra, hàng nghìn lao động mất việc. Và con số này có thể tăng khi các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa thể hồi phục.
Thông tin từ Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM, đơn hàng tại các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may như Mỹ, châu Âu giảm rõ rệt. Cụ thể, châu Âu giảm 60%, Mỹ giảm 30-40%. Lượng hàng tồn kho tăng, chiếm tới 20-25%. Từ quý 4/2022 và dự báo quý 1/2023, doanh nghiệp không có khách hàng mới. Các công ty cạnh tranh đơn hàng khá gay gắt. Nhiều khách hàng đưa ra mức giá chỉ bằng 40-50%. Không ít doanh nghiệp phải cắt giảm lao động và quy mô sản xuất.
Ứng dụng công nghệ giúp cắt giảm chi phí, doanh nghiệp tìm cách “vượt khó”
Bất chấp sự bất ổn về kinh tế, những con số dự báo trong lĩnh vực CNTT lại có chiều hướng tích cực. Theo CIO, ngân sách CNTT có thể sẽ giữ ổn định trong vài năm tới. Cụ thể, phần lớn ngân sách đang giữ ổn định hoặc tăng trưởng ở mức một con số, với các khoản đầu tư liên tục vào bảo mật, phân tích và đám mây/cloud, cùng các lĩnh vực khác.
Gartner dự đoán chi tiêu cho CNTT năm 2023 sẽ tăng 5,1% so với năm nay. Mặc dù tình hình có thể vẫn chưa khởi sắc trong một đến ba năm tới, nhưng những ảnh hưởng, nếu có, đối với với các khoản chi tiêu cho công nghệ, sẽ là tối thiểu. Theo IDC mức tăng trưởng thấp nhất nếu có xảy ra có thể là 3%.
Lý giải cho sự trái ngược này là bởi trong các tình huống biến động, tính linh hoạt của các giải pháp công nghệ luôn mang lại khả năng thích nghi tốt hơn. Tình huống đại dịch Covid 19 là một ví dụ điển hình. Đặc tính của một số giải pháp, ví dụ như cloud/đám mây, thường được biết đến là xu hướng “less is more” – chi tiêu ít hơn nhưng nhận về nhiều hơn, là một phương án đối phó với lạm phát.
Đối phó với lạm phát, xu hướng “less is more”
Trong số các xu hướng, đám mây/cloud được nhận định là tiếp tục thống trị. Việc di chuyển lên cloud vẫn đang diễn ra, với 22% người trả lời khảo sát CIO coi đó là ưu tiên chi tiêu hàng đầu.
Cloud sở hữu ưu thế mạnh mẽ về khả năng tiết kiệm chi phí tối ưu, thậm chí có thể coi đây như một phương án “cắt giảm” theo đúng nghĩa. Vì cloud có tính ảo hóa, có thể cung cấp các hạ tầng ảo, phần mềm/ứng dụng ảo nên doanh nghiệp không cần thực sự phải sở hữu các thiết bị phần cứng, máy tính, do đó không mất chi phí mua sắm.
Một vấn đề khá thường gặp với các hệ thống vật lý truyền thống là tình trạng khấu hao thiết bị sau thời gian sử dụng, dẫn đến cũ, chậm, lỗi hệ thống, và cần chi phí, nhân sự để nâng cấp, bảo trì thường xuyên. Thậm chí với các tình huống hỏng hóc do tai nạn như ngấm nước, chập cháy sẽ gây ra thiệt hại rất lớn. Việc thay mới lên đến cả chục đến hàng trăm triệu trong lúc cần “thắt lưng buộc bụng” như hiện nay sẽ không tối ưu.
Trong khi đó với cloud các chi phí mua mới, bảo trì, nâng cấp, khắc phục sự cố là không có, chỉ cần thanh toán cho các dung lượng tài nguyên tính toán đã sử dụng. Sử dụng hệ thống máy chủ cloud thì các công việc vận hành, bảo trì sẽ do nhà cung cấp dịch vụ xử lý toàn bộ, giúp hệ thống hoạt động ổn định 99,99%.
Chia sẻ từ người trong cuộc và những con số ấn tượng
Anh Hưng, giám đốc một doanh nghiệp logistic chia sẻ: “Khó khăn thì khó khăn, nhưng doanh nghiệp vẫn cần duy trì hoạt động. Những cái nào cắt giảm được thì cắt giảm, sao cho đảm bảo mình tối ưu chi phí mà vẫn vận hành ổn định. Sử dụng cloud thì những lúc mình không chạy chương trình nữa có thể tắt hoàn toàn các server đó đi, và không tốn bất cứ chi phí nào cho việc duy trì hoạt động như nguồn điện, chỗ đặt, nhân sự chuyên trách, sửa chữa thay thế thành phần hỏng hóc hay nâng cấp thiết bị. Việc chỉ phải trả phí theo dung lượng sử dụng cũng giúp tiết kiệm hơn.”
Sau khi chuyển sang Bizfly Cloud Server – hệ thống máy chủ ảo đám mây của Bizfly Cloud, theo tính toán, anh Hưng chia sẻ đã giảm được 1/3 chi phí so với hạ tầng vật lý cũ.
Với lợi thế vượt trội về tính linh hoạt, cloud cũng cho phép triển khai nhanh chóng chỉ từ vài phút đến vài tiếng hay vài ngày một loạt các máy chủ ảo hiệu suất cao hay thậm chí cả hệ thống hạ tầng công nghệ đầy đủ khi cần tăng gia sản xuất trở lại. Doanh nghiệp ngay lập tức có thể mở rộng hạ tầng hiện tại lên gấp đôi, gấp ba hay gấp nhiều lần tùy nhu cầu chỉ trong thời gian ngắn, chi phí thấp với tối thiểu nhân sự so với hạ tầng vật lý.
Ông Hùng, giám đốc Bizfly Cloud, nhà cung cấp hạ tầng IT và cloud server đưa ra chia sẻ, để nói về lợi thế chi phí của cloud thì có rất nhiều, những chi phí về thiết bị, nhân lực, thời gian là rất rõ ràng rồi, ngoài ra còn có thể tối ưu chi phí về đường truyền, băng thông trong nước. So với thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ internet mạnh, việc sử dụng hạ tầng trong nước có thể đảm bảo tốc độ kết nối và giúp giảm chi phí đường truyền từ nước ngoài về. Bên cạnh đó là các chi phí cơ hội như là mở rộng hạ tầng IT nhanh chóng khi cần tăng trưởng sản xuất, kinh doanh để bắt kịp ngay khi thị trường có dấu hiệu khởi sắc, phục hồi, sự hỗ trợ, tư vấn từ nhà cung cấp, tích hợp công nghệ nhanh hơn… Bizfly Cloud hiện là một trong số ít các nhà cung cấp sở hữu dải sản phẩm cloud tự phát triển đa dạng khá tương đồng với các giải pháp nước ngoài, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho doanh nghiệp Việt.
Theo Tổ Quốc