Nhật Bản trong cuộc đại chuyển đổi EV lớn nhất lịch sử: Xoay chuyển cục diện chung với đa giải pháp điện khí hóa

Trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu trị giá 2,25 nghìn tỷ USD, Toyota và các thương hiệu Nhật Bản vẫn bắt kịp xu hướng thế giới với những giải pháp xanh hóa gắn liền với thực tế, khẳng định xu thế mà không gắn liền với thực tế là thất bại.

Các thương hiệu ô tô lớn nhất của Nhật Bản từ lâu đã được người tiêu dùng trên khắp thế giới yêu thích. Họ chiếm hơn 1/3 doanh số bán ô tô mới tại Mỹ, đồng thời thống trị một loạt các thị trường từ Đông Nam Á đến Châu Phi.

Sự thận trọng cao độ của những thương hiệu này trong phân khúc EV đặc biệt gây nhiều ý kiến trái chiều, bởi bản thân đã bắt đầu từ sớm với các dòng xe thân thiện với môi trường. Toyota Prius, chiếc hybrid ra mắt cách đây một phần tư thế kỷ, là ví dụ điển hình. Từ khi ra mắt sản phẩm mang tính cách mạng là mẫu Prius vào năm 1997, Toyota trở thành nhà tiên phong trong phân khúc xe hybrid và hybrid sạc điện, cũng là những viên gạch lát đầu tiên cho dòng xe điện ngày nay. Ví dụ điển hình là mẫu xe thuần điện đầu tiên của hãng – bZ4X và tháng 10/2022 vừa qua, Toyota cũng giới thiệu bZ3 – sedan điện đầu tiên thuộc đội hình Beyond Zero tại Trung Quốc.

Vào năm 2009, Nissan Motor ra mắt Leaf, chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện và đi tiên phong trong thị trường xe điện đại chúng. Cùng năm đó, Mitsubishi Motors cũng tung ra thị trường chiếc xe điện đầu tiên.

Tuy nhiên, doanh số xe điện không mấy khả quan đã khiến Toyota và các hãng xe Nhật suy nghĩ về việc ô tô điện đã thực sự là lựa chọn đúng đắn cho giai đoạn đầu điện khí hóa. Tin chắc rằng cuộc cách mạng pin sẽ chỉ diễn ra từ từ, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyết định tập trung vào xe lai hybrid, đồng thời hợp tác với giới chức Tokyo để phát triển loại công nghệ non trẻ có tiềm năng xanh hơn cả xe điện này.

Vào tháng 9, Giám đốc điều hành Toyoda cho biết các phương tiện chạy bằng pin “sẽ mất nhiều thời gian hơn những gì giới truyền thông muốn dẫn dắt dư luận”. Công ty cũng cho biết họ đang thực hiện sứ mệnh giảm lượng khí thải CO₂, song không giới hạn sự tập trung vào độc ô tô điện.

“Trong thế giới đa dạng này, ở thời đại mà chúng ta không biết câu trả lời chính xác là gì, thật khó để khiến mọi người hài lòng với chỉ một lựa chọn”, đại diện Toyota nói.

Nhật Bản ‘đứng bên lề’ cuộc đại chuyển đổi EV lớn nhất lịch sử: Vị thế dẫn đầu là xa xỉ vì cố chấp, từ Toyota đến Honda đều thành ‘kẻ thua cuộc’

Trong 3 quý đầu năm 2022, khoảng 15% ô tô mới được bán ở Đức, Anh và hơn 20% ở Trung Quốc là xe điện. Đây là con số rất nhỏ với sản lượng ô tô bán ra trên thị trường. Điều này đã phần nào cho thấy người dùng còn đắn đo với ô tô điện, việc chuyển đổi thẳng 100% từ động cơ đốt trong sang xe thuần điện đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần chiến lược dài hạn. Việc điện khí hóa xe hơi tại các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới mới dừng lại ở con số khiêm tốn thì “tham vọng” điện khí hóa xe hơi trên phạm vi toàn cầu còn xa vời. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi các hãng sản xuất xe hơi cần có “bước đệm” trong quá trình chuyển hóa từ xe động cơ đốt trong lên xe thuần điện và Toyota đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho thời kỳ quá độ này.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang bị cho là đi vào “vết xe đổ” của ngành bán dẫn và điện tử tiêu dùng.

Theo Bloomberg, việc Toyota theo đuổi các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu hydro nhận được sự ủng hộ từ Bộ Thương mại. Năng lượng hydro được coi là chìa khóa đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thực tế đã chứng minh rằng, hydro là nguyên tố dồi dào nhất trên cả hành tinh, thì lợi thế so với xe điện là xe chạy hydro có hành trình dài hơn và thời gian nạp nhiên liệu nhanh hơn, chỉ khoảng 90 giây trong trường hợp của GR Yaris H2. Ngoài ra còn giảm đáng kể việc sử dụng những yếu tố cung ứng hạn chế như lithium và nickel – những thành phần vật liệu phải có trong pin xe điện.

Chính phủ cho biết vào tháng 6 rằng đến năm 2035, tất cả các ô tô bán ra phải “được gọi là xe chạy bằng điện”, trong đó có cả xe hybrid.. Toyota không ngừng đổi mới trong công cuộc cải tiến xe hybrid. Điển hình là sự hợp tác với Yamaha phát triển động cơ V8 chạy khí hydro. Trong một thông báo hồi đầu năm 2022, Yamaha nói rằng động cơ 5.0 V8 có thể dựa trên một trong những cỗ máy sử dụng cho Lexus RC Coupe, với những tinh chỉnh ở nắp xi-lanh và vòi phun nhiên liệu, cùng những chi tiết khác. Yamaha cho biết động cơ sẽ sản sinh 455 mã lực tại vòng tua 6.800 vòng/phút và 539 Nm tại 3.600 vòng/phút. Trước đó, Hãng Đức BMW từng giới thiệu mẫu 750HL vào năm 2002, và sau đó là Hydrogen 7 vào 2005.

Ô tô là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của Nhật Bản, chiếm gần 20% hoạt động sản xuất trong nước và 8% việc làm, theo báo cáo của Climate Group, một tổ chức về môi trường. Toyota hứa sẽ tiếp tục sản xuất khoảng 3 triệu ô tô tại Nhật Bản, tức khoảng 30% sản lượng toàn cầu của hãng, để duy trì việc làm và khả năng cạnh tranh.

“Với một chiếc xe điện, một nửa số dân Nagoya sẽ thất nghiệp,” Jesper Koll, Giám đốc chuyên gia của công ty dịch vụ tài chính Monex Group nhận định khi đề cập đến thành phố gần trụ sở của Toyota, đồng thời là nơi đặt trụ sở của nhiều nhà sản xuất phụ tùng. Nguyên nhân là bởi xe điện yêu cầu ít bộ phận lắp ráp hơn xe hơi truyền thống.

“Tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản chắc chắn đang bị thu hẹp”, Jesper Koll nói.

Theo các Giám đốc điều hành Toyota, xe chạy hoàn toàn bằng pin vẫn còn quá đắt hoặc không khả thi do thiếu cơ sở hạ tầng các trạm sạc, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Giá EV trung bình ở Mỹ là khoảng 65.000 USD, cao hơn rất nhiều so với hơn 48.000 USD cho tất cả các loại xe mới, theo báo cáo của Kelley Blue Book hồi tháng 12.

“Đối với những quốc gia thiếu cơ sở hạ tầng cũng như những khách hàng khó tiếp cận trạm sạc lại, xe hybrid cắm điện (PHEV) và xe chạy bằng hydro (HEV) là sự lựa chọn hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải carbon”, Gill Pratt, chuyên gia tại Toyota, nói.

Trao đổi với báo giới, ông Simon Humphries, quản lý cấp cao tại Trung tâm Phát triển ô tô Toyota, cũng cho rằng ô tô điện chạy bằng pin vô cùng quan trọng, song không phải giải pháp tốt nhất cho tất cả mọi người. Trong thế giới đa dạng, con người cần nhiều sự lựa chọn và Prius là “chiếc xe sinh thái” nằm trong khả năng tài chính của mọi người.

Một nguyên mẫu Afeela EV của Sony Honda Mobility.

“Xe điện chạy pin là lựa chọn phù hợp ở châu Âu và Mỹ, nơi cơ sở hạ tầng đang được xây dựng và hệ thống điện luôn sẵn có, cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, sự lựa chọn này không phù hợp ở mọi khu vực, với mức giá không phải chăng với tất cả mọi người”, Chủ tịch Toyota Akio Toyoda cho biết.

Được biết ông Toyoda là một trong những người có quan điểm thận trọng nhất về xe điện. Ông đã đặt câu hỏi rằng liệu những chiếc xe có thân thiện với môi trường hay không, đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ rằng người tiêu dùng có thực sự muốn chúng.

Một năm trước đó, Toyota tuyên bố sẽ đầu tư 4 nghìn tỷ Yên (30 tỷ USD) vào nỗ lực bán 3,5 triệu chiếc xe điện/năm vào cuối thập kỷ này, song chiếc Prius vừa ra mắt lại không phải là phiên bản hybrid cuối cùng bởi thực tế thị trường đã buộc hãng xe này phải điều chỉnh hướng đi mới.

Toyota khẳng định rằng việc sản xuất thêm nhiều xe hybrid không có nghĩa là hãng đang dậm chân tại chỗ. Các giám đốc điều hành hồi tuần trước đã chia sẻ với báo giới về kế hoạch đạt mức trung hòa carbon tại châu Âu vào năm 2040, đồng thời lập luận rằng chiến thuật mà họ đang thực hiện là cách nhanh nhất để cắt giảm ô nhiễm không khí, trong bối cảnh các nguyên vật liệu sản xuất xe điện đang khan hiếm.

“Khi vật liệu pin và cơ sở hạ tầng sạc năng lượng tái tạo khan hiếm và đó là những gì sẽ diễn ra trong 10 đến 15 năm tới, chúng ta cần sử dụng tư duy hệ thống,” Gill Pratt, chuyên gia tại Toyota cho biết. “Pin xe điện chỉ được đặt ở những nơi chúng hoạt động tốt nhất”.

Theo: Bloomberg Businessweek

Theo Nhịp sống thị trường

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TIN NỔI BẬT